Ngoại Khóa Hảo Hữu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đi qua những cơn nổi loạn!

3 posters

Go down

Đi qua những cơn nổi loạn! Empty Đi qua những cơn nổi loạn!

Bài gửi  HoaiNiem Sun Oct 25, 2009 11:59 am

Ngày... tháng....

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả, trong con mắt bạn bè và của thầy cô giáo, tôi sung sướng, đầy đủ về vật chất.

Mẹ vẫn cấm tôi không được để ai biết về những điều đau lòng đang diễn ra trong ngôi nhà mình. Mẹ bảo, con cái mà vạch áo cho người xem lưng là bất hiếu với bố mẹ. Đó là những trận đòn bầm da tím thịt, là bữa cơm với những tiếng chửi thề bố đã dành cho mẹ con tôi. Là sự coi thường, khinh rẻ bố dành cho gia đình bên ngoại. Là những câu hỏi trằn trọc của bà ngoại khi bà nằm liệt giường đã mấy năm mà chẳng thấy bố về thăm. Những chuỗi ngày liên tiếp trong cuộc sống trôi qua, luôn gắn chặt với tôi là nỗi cô đơn, tủi hờn và tự ti.

Lớn lên một chút, tôi hiểu được rằng bố chịu ảnh hưởng từ lề thói gia đình, vốn có gốc gác dòng tộc rất nhiều quyền thế trong chế độ cũ trước 1945. Ở đó, người ta có quyền đối xử theo bất cứ cách nào người ta muốn với những người phụ nữ.

Hơn một lần tôi đề nghị mẹ li dị bố. Nhưng mẹ cũng là người luôn sống trong quan niệm phục tùng. Mẹ coi giá trị của những người đàn bà nằm ở sự đánh giá của những ông chồng. Tôi luôn thấy xót xa cho mẹ. Nhưng mẹ chẳng còn thời gian để suy nghĩ về những gì tôi nói, cũng chưa bao giờ mẹ an ủi , động viên hay tâm sự với tôi như những người mẹ khác vẫn làm với con mình. Mẹ còn bận lo mọi việc trong nhà sao cho bố hài lòng, để những bữa cơm đỡ phải nghe những lời rủa xả, đỡ những trận đòn. Bắt đầu từ những việc kiểu như nghe điện thoại của bố thật nhanh, không để bố đợi lâu.

Mười tám tuổi tôi yêu lần đầu tiên. Tình yêu ngắn ngủi chỉ kéo dài hai tháng. Đó là một người hơn tôi tám tuổi. Anh hiền lành, chân thật. Anh tốt nghiệp loại ưu từ một học viện danh tiếng và được nhận vào làm việc ở một công ty lớn. Thời gian quen và yêu tôi là lúc anh đang được phân công đến thành phố của tôi làm việc.

Hai tháng tôi được anh chia sẻ, động viên tôi rất nhiều. Anh gần như một chỗ dựa tinh thần, một nơi giải thoát cho tôi mỗi khi bước ra khỏi ngôi nhà có quá nhiều căng thẳng của mình. Bố mẹ không ai biết về mối quan hệ này bởi vì tôi vẫn đi học đều đặn , và cố tỏ ra không có điều gì đặc biệt. Anh chỉ thường gặp tôi vào những khoảng thời gian ít ỏi giữa những ca học them cuối cấp của tôi. Rồi anh được thăng tiến, được điều động vào Sài Gòn , đảm nhận một chức vụ cao hơn của công ty. Anh không muốn từ chối và không thể từ chối nhất là khi mẹ và bốn đứa em đang trông cậy vào thu nhập hàng tháng của anh. Ngày anh đi cũng là lúc tôi chuẩn bị thi đại học. Tôi và anh đều chả ai buồn về chuyện chia tay này, bởi tôi cũng nghĩ mình sẽ vào Sài Gòn, thi đại học, chuyên ngành báo chí để trở thành nhà báo, thực hiện ước mơ của tôi bấy lâu nay. Tôi tin tưởng mình sẽ thi đỗ bởi lực học của tôi ở trường cũng không tồi, và chắc chắn tôi sẽ được gần anh.

Nhưng bố không muốn thế. Bố đăng kí hồ sơ cho tôi thi vào trường đại học mà không hề thông báo với tôi và ngành học mà bố đăng kí,tôi chưa từng biết đến bao giờ. Bố bảo chẳng việc gì mà phải đi xa, quan trọng là tôi phải sống gần bố mẹ, “ thả rông “ (nguyên văn cách dung từ của bố) sẽ làm tôi trở thành “ mất dạy “lúc nào không hay. Đến trước ngày thi, bố gọi va đưa cho tôi tờ giấy báo thi của trường đại học mà bố đăng kí. Tôi im lặng. Đây là nguyên tắc, là luật lệ cư xử trong ngôi nhà của tôi.

Tôi gửi email, quyết định chọn giải pháp chia tay, bởi không thể trông đợi một tình yêu qua email và điện thoại. Anh hiểu tôi, tin tôi, và anh cũng lặng im. Điều cuối cùng anh nói với tôi là chúc tôi hạnh phúc. Những ngày tháng khủng hoảng thật sự trong cuộc sống của tôi bắt đầu.

Tôi không ở trọ hay sống trong kí túc xá như những bạn sinh viên khác. Tôi hàng ngày về nhà ăn cơm cùng gia đình. Bố mua điện thoại di động, mua xe máy đắt tiền cho tôi đi học nhưng luôn yêu cầu tôi đưa điện thoại để bố kiểm tra nhật kí, tin nhắn hoặc tài khoản. Xăng xe được rót theo tuần, nghĩa là tôi không được phép đi xe ra ngoài lịch trình trường học – gia đình đã được bố quy định sẵn. Và tất nhiên là chưa bao giờ sự vũ phu của bố mất đi. Đôi lúc, bạn bè nghĩ rằng tôi phá phách, đi chơi khuya về say rượu rồi ngã đập mặt xuống cầu thang vì họ không thể hiểu tại sao lại có những vết bầm tím trên khuôn mặt của tôi. Họ không thể nghĩ đến việc một ngôi nhà luôn đóng cửa, ra vẻ rất cao sang lại là nơi có bạo lực gia đình. Bố vẫn đánh mẹ con tôi bởi bất cứ lí do gì : cơm không được ngon, nhà không được gọn gang, đôi lúc mẹ hoặc con về muộn… Tôi không kể lể, không giải thích, cũng không thân thiện với ai khi đến lớp. Tôi gần như không có bạn bè.

Nhớ anh cồn cào. Và giận bố ghê gớm. Giận bố không chỉ vì tôi phải xa anh, mà bởi vì suốt từ khi sinh ra, chưa một lần tôi được làm những điều tôi muốn. Luôn là những điều bố muốn, sau đó là mẹ muốn. Vào đại học, tôi nhận thức rõ hơn về sự bất bình đẳng trong ngôi nhà mình và chẳng biết làm gì để thay đổi nó. Tôi cảm thấy mình cần nhanh chóng tìm một tình yêu khác. Tôi them cảm giác được chia sẻ, được quan tâm. Tôi cần một người nghe tôi nói. Ai cũng được, miễn sao họ ôm ấp tôi, trìu mến với tôi!

Học kì đầu tiên kết thúc, tôi là một cái bóng trầm lặng. Kết thúc học kì thứ 2, tôi đã có chữ X thứ 3 với 3 anh bạn. Trong số họ có người là sinh viên thuộc nhóm ăn chơi, có người đã đi làm, có người chẳng đi làm cũng chẳng học hành gì cả. Tôi nổi bật trong số những sinh viên năm đầu vì điều kiện vật chất, lại có hình thức khá. Chẳng khó khăn gì để họ biết đến tôi. Tuy tôi đủ thông minh để hiểu cách họ đến với tôi không phải vì tình yêu. Nhưng, như tôi đã nói, tôi không muốn nghĩ đến một điều gì khác. Miễn sao họ cưng nựng tôi, dù chỉ trong chốc lát. Tôi them đến phát điên cảm giác được yêu thương, dù là giả tạo. Tôi sợ phải về nhà. Tôi trốn học liên tục, họ đến trường đón tôi đi thường xuyên.

Hai năm học đầu tiên đi qua. Tôi lại đạt điểm khá cao trong các kì thi nên bố mẹ rất yên lòng. Tôi kiếm được học bổng thường xuyên. Tôi cũng rất lì lợm. Đã ôn thi là gần như không ngủ. Tôi biết, kiểu học tập này giúp những đứa khôn lỏi kiếm điểm cao hơn những người học tập một cách toàn diện và bản chất. Nhưng dù sao nó cũng giúp bố mẹ an lòng về tôi. Bớt đi phần nào những cái cớ để bố đánh đập tôi.

Năm học thứ 3, đột ngột tôi gặp lại anh. Anh được phân công về chỗ tôi làm việc trong một thời gian ngắn. Anh bảo, đã phải rất cố gắng để thu xếp được những ngày ngắn ngủi bên tôi. Tôi ôm chầm lấy anh, oà khóc. Rồi tôi chủ động đòi hỏi chuyện đó với anh. Anh bảo trước đây tôi ngây ngô bao nhiêu thì khi gặp, tôi làm anh sợ bởi sự bạo dạn bấy nhiêu. Cho đến tận bây giờ, bình tĩnh suy nghĩ lại, tôi nhận ra rằng anh không dành cho tôi nhiều tình cảm như tôi tự tô vẽ ra trong đầu óc mình. Chuyện gặp lại tôi cũng chỉ là sự tình cờ. Và ngay cả tôi cũng không yêu anh nhiều như tôi nghĩ. Vấn đề là lúc đó, tôi cố tình không suy xét. Tôi muốn làm một điều gì đó thật ghê gớm để trả thù cho tất cả những cảm giác khốn khổ trong cuộc sống của mình, cũng như thổi phồng lên những điều tốt đẹp để có cái mà tự mình an ủi.
Sau ngày gặp anh, tôi bị chậm nguyệt san 2 tuần. Tôi không dung que thử nhưng có thể biết chắc chắn là mình đã mang thai. Sau một ngày đóng cửa trong phòng, sốt cao và cắn đến bật máu những đầu ngón tay, tôi quyết định chờ đón mọi việc đến với mình một cách thật bình tĩnh. Tôi sẽ giữ lại đứa con mà mình vừa mang trong bụng. Tôi gần như không còn biết sợ hãi hay lo lắng một sự thị phi nào từ phía bố mẹ hay dư luận. Tôi tự xác định rằng sẽ sẵn sàng đối đầu với tất cả để bảo vệ con tôi. Trở thành một người mẹ có nghĩa là tôi có quyền yêu thương con mình theo cách mà tôi muốn. Ngay cả anh cũng không có quyền được biết và không có quyền can thiệp vào điều này. Nó chỉ là con của một mình tôi thôi.

Nhưng ba ngày sau, tôi vào khoa sản của bệnh viện bằng xe cấp cứu trong một cơn đau chết đi sống lại. Đúng là tôi có thai, nhưng cái thai nằm ngoài tử cung. Bác sĩ điều trị bảo tôi, có lẽ là vì thần kinh của tôi đã quá căng thẳng trong những ngày trứng được thụ tinh. Có lẽ là như thế. Ngay sau ca mổ, vì sợ tai tiếng, mẹ phải thuê xe đưa tôi về nhà và thuê một êkíp y bác sĩ tư đến tận nhà để chăm sóc cho tôi. Bạn bè, hàng xóm hỏi thăm, mẹ bảo tôi phải mổ ruột thừa.

Về nhà, vết mổ lại đau, lại thêm tinh thần chán nản. Tôi vật vờ, u ám như một người sắp chết. May mắn cho tôi là các bác sĩ đã bóc tách được phôi chứ không cần cắt một bên vòi trứng như cách thông thường với những ca mổ chửa ngoài. Nhưng điều đó chẳng có gì quan trọng nữa. Tôi nghĩ đến cách cư xử khủng khiếp mà bố sẽ dùng để trừng phạt tôi nhiều hơn. Và tôi sẵn sàng chờ đón. Nhưng bố mẹ cũng quá bàng hoàng nên suốt một tuần, gần như nhà tôi không ai nói chuyện gì với nhau.

Hai tuần sau mổ, cơn nguy kịch của tôi đã qua, có vẻ như khi ấy bố mẹ mới kịp bình ổn lại tinh thần. Và bữa cơm tối sau ngày đầu tiên đi làm trở lại, bố gọi tôi xuống nhà. Bắt đầu là sự tra hỏi xem ai là người đã làm nên chuyện đó cho tôi. Nhưng tôi im lặng. Tôi cho rằng đó là lựa chọn của tôi, và dù anh hay bất cứ ai là tác giả của cái thai đều không có lỗi. Tôi làm bố mất hết sự kiên nhẫn mà bố cố tạo ra. Bố bắt đầu đập phá. Lúc ấy, tôi thấy mình không sợ mà chỉ cảm thấy mình khốn khổ vì đơn độc vô cùng. Hôm ấy, mẹ đẩy tôi lên phòng và phải xin mãi bố mới thôi đập phá.

Những viên thuốc ngủ không làm tôi chết. Tôi tỉnh dậy khi người ta vừa rửa ruột cho tôi. Cảm giác những ống nhựa đưa vào ruột, đưa vào cổ họng khiến tôi đau tức và nôn nao khắp người. Bố mẹ lại đưa tôi từ bệnh viện về nhà. Một tuần im lặng tiếp theo chờ tôi hồi phục.Trong những câu chuyện văn chương, người ta thường để một kết thúc có hậu sau những sự cố lớn như thế này. Sẽ là tha thứ và yêu thương bởi sự tự vấn lương tâm của những người trong cuộc. Ai cũng sẽ nhận ra lỗi của mình. Giá mà tôi có thể viết ra được một câu chuyện như thế với việc bố nhận ra mình đã sai khi quá độc đoán, làm con cái luôn cô độc. Nhưng gia đình tôi cũng chẳng có gì thay đổi. Thậm chí mọi việc khủng khiếp vô cùng. Bố có thêm lí do để rủa xả tôi : “đồ con đĩ chửa hoang”. Mẹ tiếp tục im lặng, tiếp tục van xin những lúc bố đánh tôi. Tôi không còn nghĩ đến cái chết nữa vì ít nhất sau một lần tự tử hụt, tôi cũng hiểu được cái giá của cuộc sống. Danh sách những người yêu vớ vẩn của tôi cũng không được viết thêm. Lúc này, tôi không nổi loạn nữa mà là đông cứng. Như thế tôi đã trải qua không phải hai mươi năm mà là cả một cuộc đời.

Nhưng cũng từ khi ấy, tôi đã thật lòng muốn thay đổi cuộc sống của mình.Tôi tham gia những hoạt động tập thể nhiều hơn, bạn bè cùng lớp thân thiện với tôi hơn. Tôi đặt mua báo, tạp chí dài hạn và gần gũi mẹ hơn.

Khi viết lauh những gì đã qua, tôi đau xót và run rẩy vô cùng. Nhưng tôi muốn nói ra để giúp cho bản thân tôi thanh thản hơn, giúp cho tôi có thể để lại những gì đã qua và đi tiếp tốt hơn.

Người yêu hiện tại của tôi biết tất cả những gì đã xảy đến với tôi. Tôi quen anh tình cờ và đến với anh hoàn toàn bằng tình yêu. Anh yêu thương tôi, bỏ qua cho tôi tất cả. Chăm sóc tôi chu đáo bằng tình yêu thật sự chân thành. Tôi biét ơn anh vì điều ấy vô cùng. Gia đình tôi vẫn thế, tôi không cải lương, không ảo tưởng đến mức hi vọng vào một sự thay đổi nào. Nhưng tôi học cách quan tâm đến những điều có ý nghĩa khác hơn trong cuộc sống của mình. Tôi và anh chuẩn bị làm đám cưới. Nghĩ đến chuyện mình sẽ vun đắp cho tổ ấm của riêng mình, để lại ngôi nhà đơn độc với người mẹ chịu đựng và người cha vũ phu, tôi thật sự rất đau lòng. Tôi không còn thẳng thừng đề nghị mẹ li dị bố như trước đây vì đó là lựa chọn của mẹ, và mẹ không có ý định thay đổi nó. Tôi đã từng sai khi tôi buông thả, dù là với bất cứ lí do gì. Hiểu được điều đó cũng khiến tôi biết ơn chồng sắp cưới của mình vì sự rộng lượng anh đã dành cho tôi. Và cũng là lần đầu tiên trong hơn hai mươi năm sống trên cuộc đời này, tôi hiểu được rằng, có thể mẹ đã sai khi lựa chọn cuộc sống của một người đàn bà phục tùng tuyệt đối, nhưng trên tất cả vẫn là sự yêu thương và sự thứ tha vô bờ bến mẹ dành cho tôi. Tôi biết, từ nay tôi cần sống tốt hơn. Để mẹ yên lòng! Và để những đứa trẻ của tôi và anh sau này sẽ có một tuổi thơ trọn vẹn dù cuộc sống của chúng tôi còn rất nhiều ngổn ngang!.





HN ngày... tháng... năm


_________________

Give plenty of what is give to you
And listen to pity's call
Don't think the little you give is great
And the much you get is small

Đi qua những cơn nổi loạn! HoaiNiemTinhDau43143
HoaiNiem
HoaiNiem
Mod2
Mod2

Tổng số bài gửi : 53
Points : 123
Join date : 17/06/2009
Age : 36
Đến từ : Cánh đồng hoa tím....

Về Đầu Trang Go down

Đi qua những cơn nổi loạn! Empty DODO SICALO SI CALA

Bài gửi  thanhtrangpro Wed Oct 28, 2009 9:10 am

up bai ay d0c ngh3 bu0n wua chi ah . cu thay' tam trang no' nghi3ng ngi3ng v3 ` 1 cai gj` y' . du0ng nhu da pai trai qua 1 cai cam giac that c0 d0n thi phai :pale: :pale:
thanhtrangpro
thanhtrangpro
Tân Thủ
Tân Thủ

Tổng số bài gửi : 21
Points : 24
Join date : 23/07/2009
Age : 35
Đến từ : korea

http://vuongmaitrang.ct.korea

Về Đầu Trang Go down

Đi qua những cơn nổi loạn! Empty Re: Đi qua những cơn nổi loạn!

Bài gửi  Bé Miu ^^ Thu Mar 11, 2010 9:20 am

cuộc sống giàu sang, xa hoa không phải lúc nào cũng hạnh phúc Mad chỉ nói đk 1 câu như thế Mad
Bé Miu ^^
Bé Miu ^^
Đô Thống
Đô Thống

Tổng số bài gửi : 1722
Points : 2068
Join date : 28/02/2010
Age : 31
Đến từ : Tây Nguyên Xyk Đệp ^^

https://www.facebook.com/maikhanh.miu

Về Đầu Trang Go down

Đi qua những cơn nổi loạn! Empty Re: Đi qua những cơn nổi loạn!

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết